Nếu bạn đang sở hữu xe ô tô, thì nên nằm lòng những kinh nghiệm cần thiết trước khi đến trung tâm thực hiện việc đăng kiểm. Bật mí, một số mẹo cho các bài tài về kinh nghiệm đi đăng kiểm xe ô tô giúp tiết kiệm được nhiều thời gian. Cùng tham khảo tại medicar.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích.

kinh nghiem di dang kiem xe o to

Tại sao bạn cần phải đăng kiểm ô tô?

Theo như các bạn đã biết, giấy chứng nhận đăng kiểm xe ô tô rất quan trọng với mọi chủ xe. Khi được trung tâm cấp giấy kiểm định, điều này chứng minh phương tiện của bạn đã đủ điều kiện và tiêu chuẩn để lưu thông ngoài đường.

Ngoài ra giấy kiểm định được cơ quan chức năng kiểm tra thường xuyên. Nếu hết hạn, chủ xe sẽ chịu một khoản phí phạt khá cao. Nặng hơn có thể bị giữ giấy tờ, hoặc giam xe theo quy định.

Những lưu ý khi đi đăng kiểm xe ô tô bạn cần biết

Với những khách hàng đi đăng kiểm lần đầu, chắc chắn sẽ gặp rất nhiều bỡ ngỡ, vì chưa có kinh nghiệm. Đừng quá lo lắng, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chủ xe biết được quy trình kiểm định chuẩn xác. Qua đó, bạn có thể chuẩn bị thủ tục một cách nhanh chóng.

1. Bạn nên đưa xe đi bảo dưỡng trước khi đến đăng kiểm

Trước khi cấp giấy đăng kiểm, phương tiện của bạn sẽ được nhân viên kiểm tra qua nhiều bộ phận khác nhau trên xe. Vì vậy, để tiết kiệm thời gian chủ xe nên đến tiệm để yêu cầu kiểm tra các bộ phận sau:

  • Kiểm tra độ chắc chắn của biển số xe trước và sau.
  • Vệ sinh sạch sẽ số khung, số máy.
  • Kiểm tra động cơ, nước làm mát động cơ, dầu phanh, dầu trợ lực tay lái,...
  • Kiểm tra áp suất lốp xe, tránh để quá mòn.
  • Kiểm tra hệ thống điện, cần gạt nước, chốt cửa xem còn đảm bảo không.
  • Kiểm tra bảng điện tử trên taplo và dây an toàn các hàng ghế.
  • v.v….

>> Điểm danh: Những phụ kiện cần thiết cho ô tô bạn nên sở hữu.

2. Lựa chọn thời gian hợp lý để đến đăng kiểm

Chủ xe nên đến vào đầu giờ làm việc, để tránh việc chờ đợi gây mất thời gian. Tránh đi kiểm định trước những kỳ nghỉ lễ, cuối tuần, thông thường những ngày này sẽ có rất nhiều người đến trung tâm để đăng kiểm xe.

Ngoài ra, chủ xe có thể đặt lịch trước tại trung tâm đăng kiểm nơi gần nhất. Khi đến, bạn chỉ cần nộp hồ sơ và sẽ được nhân viên tiến hành kiểm tra nhanh hơn.

>> Xem thêm: Cách đặt lịch đăng kiểm xe ô tô online.

3. Nắm rõ thủ tục, các bước đăng kiểm xe ô tô 

Trước khi đến trung tâm đăng kiểm, chủ xe nên tìm hiểu kỹ trước từng bước tại nhà. Mục đích, để tiết kiệm được tối đa thời gian và giảm tránh được sự bị động trong quá trình kiểm định.

Thông thường, các bước đăng kiểm sẽ được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm đăng ký xe, giấy đăng kiểm kỳ trước, bảo hiểm trách nhiệm dân sự (bắt buộc), viết một tờ khai đóng phí kiểm định xe cơ giới, cùng với lệ phí cấp chứng nhận.
  • Bước 2: Nhân viên kiểm tra phương tiện, nếu phát hiện lỗi sẽ thông báo bằng cách đọc biển số xe. Lúc này, bạn phải mang phương tiện đi sửa và tiếp tục quay trở lại khám xe.
  • Bước 3: Khi xe được kiểm tra đủ tiêu chuẩn, bạn phải đóng phí đường bộ theo quy định.
  • Bước 4: Nhân viên sẽ dán tem đăng kiểm mới cho bạn và cuối cùng đưa xe ra về.

4. Một số lỗi trên xe ô tô sẽ bị từ chối đăng kiểm

  • Chủ phương tiện phạm lỗi giao thông, và chưa đóng phí phạt nguội.
  • Tự ý thay đổi kết cấu xe, khi chưa được cho phép (màu sơn, cơi nới thùng hàng,..)
  • Lắp thêm ghế, thay đổi cấu trúc của nhà sản xuất.
  • Không lắp camera giám sát trên xe (áp dụng với xe có kinh doanh vận tải).
  • v.v….

>> Tham khảo thêm: Các trường hợp xe bị từ chối đăng kiểm.

5. Đăng kiểm xe ô tô có mất nhiều thời gian không?

Bạn sẽ không phải mất quá nhiều thời gian nếu thực hiện đúng các lưu ý như phía trên đã hướng dẫn. Nếu các bộ phận trên phương tiện đều đạt chuẩn kỹ thuật theo đúng quy định thì chỉ mất khoảng 10 - 15 phút là nhân viên đã kiểm tra xong.

6. Đăng kiểm xe ô tô mất nhiều tiền không?

Điều này còn phụ thuộc vào đời xe, loại xe và mục đích sử dụng của chủ phương tiện. Qua đó, bộ giao thông vận tải sẽ đưa ra mức phí cụ thể.

STT

Phương tiện ô tô đăng kiểm

Mức phí theo quy định

Phí cấp giấy chứng nhận đăng kiểm 

1

Ô tô tải, ô tô đầu kéo, sơ mi rơ moóc trọng tải trên 20 tấn và ô tô chuyên dùng

570.000đ

50.000đ

2

Ô tô tải, ô tô đầu kéo, sơ mi rơ moóc có trọng tải từ 7 tấn đến 20 tấn và máy kéo

360.000đ

50.000đ

3

Ô tô tải có trọng tải trên 2 tấn đến dưới 7 tấn

330.000đ

50.000đ

4

Ô tô tải đến 2 tấn 

290.000đ

50.000đ

7

Ô tô khách trên 40 chỗ ngồi, xe buýt

360.000đ

50.000đ

8

Ô tô khách 25 chỗ đến 40 chỗ

330.000đ

50.000đ

9

Ô tô khác từ 10 chỗ đến 24 chỗ 

290.000đ

50.000đ

10

Ô tô dưới 10 chỗ ngồi

250.000đ

100.000đ

11

Ô tô cứu thương

250.000đ

50.000đ

Phía trên là mức phí kiểm định mới nhất được bộ giao thông vận tải đang áp dụng. Bạn xem phương tiện của mình thuộc nhóm nào, để mang theo số tiền hợp lý khi đến trung tâm đăng kiểm.

Mong rằng, bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm đăng kiểm ô tô tại các trung tâm. Đồng thời, chuẩn bị kỹ các loại giấy tờ để quá trình kiểm định được diễn ra nhanh hơn.

>> Có thể bạn quan tâm: